Lịch sử phát triển, ưu, nhược điểm của một số phiên bản Windows .
Nội dung:
Nội dung:
Trong bài viết này, Blog Thao Phạm xin chia sẻ một số kiến thức về lịch sử hình thành, một số ưu nhược điểm của các phiên bản Windows đã được "Gã Khổng lồ" Microsoft đưa ra thị trường.
Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, chắc hẳn mọi người đều làm việc và tiếp xúc với chiếc máy tính. Thực chất cái mà chúng ta đang nhìn thấy, đang làm việc có sự giúp đỡ một phần không nhỏ của hệ điều hành. Cái tên Windows đã không còn xa lạ với chúng ta, lịch sử của Windows bắt đầu từ năm 1985 với phiên bản đầu tiên là 1.0. Từ đó đến nay, tập đoàn công nghệ Microsoft đã cống hiến rất nhiều, mang đến cho người dùng những phiên bản windows khác nhau hỗ trợ công việc một cách tốt nhất.
Đây là phiên bản được biết đến như đứa con đầu lòng của Microsoft, được thiết kế trên giao diện Windows MS-DOS. Người dùng có thể sử dụng chuột để thực hiện các thao tác thay vì những câu lệnh rườm rà. Tuy nhiên, phiên bản này không được sử dụng rộng rãi.
Tiếp sau 2 năm, phiên bản hệ điều hành đầu tiên có sử dụng ứng dụng Microsoft Word và Excel này ra đời. Tuy nhiên, có một sự việc không hay lắm xảy ra đó là Apple đã nộp đơn kiện Microsoft vì họ cho rằng Microsoft đã đánh cắp ý tưởng một số chi tiết của Macintosh và Lisa cho Windows 2.0. Nhưng trong vụ kiện này Apple đã thua.
Đây là phiên bản cuối cùng mang dáng dấp của MS-DOS được cài mặc định trên các máy tính IBM
Bước đột phá mới của Windows 95 đó chính là sự ra đời của Internet Explorer, Recycle Bin và nút Start. Thiết kế cơ bản của phiên bản này còn được sử dụng trong thời gian dài sau khi Windows 8 chính thức ra mắt vào năm 2012. Sức hút của Windows 95 vào thời điểm này rất khó để miêu tả, người đặt mua nó xếp hàng chẳng khác nào mua iPhone trong những năm gần đây vậy.
Hoạt động ổn định hơn và có bổ sung thêm một số tính năng mới là sự khác biệt của phiên bản Windows 98, một nâng cấp thu nhỏ của Windows 95.
Không được như hầu hết mọi người mong đợi, với phiên bản Windows này thực chất là Windows 98 bổ sung thêm vài tính năng mới. Người tiêu dùng hầu như đang chờ đợi hệ điều hành mới Windows XP sắp được ra mắt nên doanh thu cho Windows ME không được tốt.
Cấu hình máy tính
- Vi xử lý: Pentium 150 MHz
- Ổ cứng: 320 MB
- RAM: 32 MB
Cấu hình đề nghị cần có
- Vi xử lý: Pentium II 300 MHz
- Ổ cứng: 2 GB
- RAM: 64 MB
Giới hạn dung lượng RAM vật lí
Windows ME hỗ trợ nhiều nhất 1.5 GB RAM
Năm 2001, thế giới công nghệ chào đón thêm một tân binh đó chính là sự xuất hiện của Windows XP. Đây là phiên bản cập nhật lớn nhất của Windows kể từ Windows 95, thoát khỏi những đặc trưng của hệ điều hành MS-DOS. Phiên bản này có sử dụng công nghệ nền tương tự như Windows NT, và là một hệ điều hành ổn định, mạnh mẽ sử dụng cho máy chủ và máy trạm.
+Ưu điểm: nhẹ, chạy tốt trên những dòng máy đời cũ, máy tính để bàn có cấu hình thấp
+Nhược điểm: Giao diện hơi khó dùng, không chạy được tối ưu các phần mềm hiện đại dành cho những máy có cấu hình cao hơn.
Không chỉ phát triển một hệ điều hành tốt cho máy tính, Microsoft đã tung ra thị trường phiên bản mới dành cho Mobile đó là Windows Mobile nhằm cạnh tranh với một số ông lớn như Nokia, BlackBerry đang làm mưa gió tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Microsoft đã không lường trước được rằng, đối thủ đáng ngờ hơn đó chính là Apple sắp ra mắt iPhone, làm đảo lộn mọi thứ.
Có thể nói rằng đây là phiên bản "lỗi" của Windows khi Microsoft đã dành tới 5 năm để phát triển Windows Vista và có rất nhiều sai lầm trong quá trình phát triển, đã không ít lần phải khởi động lại dự án.
Windows Mobile 6 chính thức ra đời vào tháng 2/2007, ngay sau sự kiện chiếc iPhone đầu tiên công bố. Nhưng Microsoft đã đánh giá sai lầm khi hạ thấp tầm phát triển của iPhone, CEO của Microsoft Steve Ballmer cho rằng không ai có thể sẵn sàng bỏ ra 500USD chỉ để mua một chiếc smartphone.
Nhằm khắc phục những thất bại từ người anh Windows Vista, Windows 7 đã cho thấy sự ổn định hơn, hiện nay vẫn đang rất phổ biến trong môi trường doanh nghiệp. Thách thức cho gã khổng lồ đó là hướng người dùng doanh nghiệp từ bỏ Windows 7 để cập nhật lên phiên bản mới hơn Windows 10.
Windows 7 (từng có tên mã là Blackcomb và Vienna) chính thức được phát hành trên thế giới ngày 22/10/2009, ra đời nhằm hỗ trợ làm việc giữa phần cứng và phần mềm cho các loại máy tính cá nhân bao gồm như máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng và các loại máy tính doanh nghiệp. Microsoft đã lên ý tưởng và thực hiện phát triển phiên bản này trong 3 năm. Windows 7 bao gồm một số phiên bản sau:
Windows 7 (từng có tên mã là Blackcomb và Vienna) chính thức được phát hành trên thế giới ngày 22/10/2009, ra đời nhằm hỗ trợ làm việc giữa phần cứng và phần mềm cho các loại máy tính cá nhân bao gồm như máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng và các loại máy tính doanh nghiệp. Microsoft đã lên ý tưởng và thực hiện phát triển phiên bản này trong 3 năm. Windows 7 bao gồm một số phiên bản sau:
- Starter Edition: Phiên bản rút gọn tính năng cao cấp, không cầu kì giao diện, gọn, phù hợp với máy netbook, người mới làm quen với máy tính và thu nhập thấp.
- Home Basic: Loại bỏ một số tính năng nâng cao (đơn cử như Media Center) phù hợp với netbook, máy tính cá nhân, công ty vừa và nhỏ.
- Home Premium: Một số chức năng giải trí, giao tiếp, kết nối khá tốt, thích hợp với máy tính netbook thế hệ mới, máy tính cá nhân, laptop, đối tượng thường dùng là các hộ gia đình, công ty vừa và nhỏ.
- Professional: Điểm nổi bật là hỗ trợ chức năng kết nối mạng văn phòng cũng như nối mạng đầy đủ, thường phù hợp với doanh nhân.
- Ultimate và Enterprise: Là phiên bản mang đầy đủ các chức năng của các phiên bản trên, mang lại khả năng sử dụng hiệu quả hơn trong việc trao đổi thông tin, giải trí ở mọi nơi. Điều khác biệt ở Ultimate và Enterprise đó chính là Enterprise mang giải pháp về giá và hỗ trợ hoàn thiện hơn Ultimate. Chính vì điều đó, Ultimate hướng tới cá nhân còn Enterprise lại hướng tới cộng đồng nhiều hơn.
- Thin PC: Tương thích với những máy tính cấu hình thấp hơn, được lược bỏ một số tính năng không cần thiết lắm trong Windows.
+ Ưu điểm: chạy tốt tất cả các phần mềm dành cho Windows, ổn định cao, tương thích với phần cứng, tạo hiệu suất làm việc tốt
+ Nhược điểm: Tốc độ khởi động máy tính chậm hơn so với Windows 8.1
Cho tới năm 2010, sự ra đời của Windows Phone là câu trả lời cho iPhone. Thiết kế và tính năng có vượt trội hơn so với các phiên bản Windows Mobile, tuy nhiên nó chưa thật sự nổi trội và đạt được nhiều thành tựu so với iPhone và Android.
Sau sự ra đời của iPad (2010) và thành công của nó đã khiến cho Microsoft sợ sẽ mắc thêm những sai lầm. Những suy nghĩ mới đã đưa Microsoft thực hiện việc đưa nhiều tính năng từ Windows Phone sang Windows, không tiếp tục kế thừa những yếu tố đã làm nên tên tuổi của mình. Mục đích lớn hơn cả đó là tạo ra một hệ điều hành mang tính năng mới có thể hỗ trợ người dùng trên các thiết bị cảm ứng, và máy tính để bàn. Điểm khác biệt đầu tiên đó chính là sự biến mất của nút Start, các ô đầy màu sắc thay thế cho biểu tượng.
Tuy nhiên, bước đột phá mới không làm nên thành công cho gã khổng lồ, Windows 8 không thể "lên đỉnh" ở bất kì dòng thiết bị nào cả. Doanh thu đã giảm 12% trong vòng 2 năm sau khi phiên bản này được phát hành.
Trong năm 2011, các phiên bản beta của Windows 8 được ra mắt và tiếp theo đó là các bản RTM được phát hành 2012. Như đã nói ở trên, điểm khác biệt so với các phiên bản trước, Windows 8 khi mới khởi động sẽ hiện ra màn hình Start thay cho Desktop thường thấy, các Live Tile sẽ hiện lên, Live Tile này sẽ liên tiếp chuyển động để người dùng có thể nhận diện ngay được các ứng dụng, tối ưu với màn hình cảm ứng. Đây có thể là điểm nổi bật nhưng cũng là một hạn chế. Các ứng dụng Modern chỉ có thể hiển thị ở màn hình chiều ngang có kích thước lớn hơn 1024 chiều dọc lớn hơn 768, thấp hơn độ phân giải này (ví dụ 1024x600) không thể mở bất kì ứng dụng nào của Modern trên màn hình Start mà chỉ có thể mở ứng dụng trên Desktop truyền thống.
Một số yêu cầu về hệ thống khi muốn cài đặt Windows 8:
* Với máy tính cá nhân
Yêu cầu phần cứng với Windows 8 cao hơn một chút so với yêu cầu phần cứng của Windows 7.
* Máy tính bảng và thiết bị lai
Một số yêu cầu về hệ thống khi muốn cài đặt Windows 8:
* Với máy tính cá nhân
Yêu cầu phần cứng với Windows 8 cao hơn một chút so với yêu cầu phần cứng của Windows 7.
* Máy tính bảng và thiết bị lai
Sự trở lại của nút Start làm nên sự khác biệt so với Windows 8 rất nhiều. Windows 8.1 (tên mã là Blue) phát hành cho nhà sản xuất vào 27/08/2013 và phiên bản mới nhất 08/04/2014. Ở phiên bản này đã có nhiều cải tiến so với Windows 8, tuy nhiên vẫn nhận được ý kiến trái chiều, vẫn chưa giải quyết được một số vấn đề của Windows 8 (chẳng hạn như mức độ tích hợp kém giữa các ứng dụng kiểu Metro và giao diện ở desktop.)
+Ưu điểm: tự động cập nhật driver, khởi động máy tính nhanh, nhẹ, màn hình thân thiện
+Nhược điểm: Wifi yếu, chưa tương thích với một số dòng máy nên gây ra hiện tượng không tắt được máy tính, màn hình bị đen.
Phiên bản được khá nhiều người mong đợi, và chính nó đã một lần nữa làm nổi trội hơn tên tuổi của Microsoft.
+ Ưu điểm: tự động cập nhật driver, nhiều chức năng mới
+ Nhược điểm: Wifi yếu như windows 8.1, không tương thích với một số dòng máy tính nên gây ra hiện tượng màn hình đen.
Trên đây là bài viết tổng hợp về các phiên bản Windows, mong rằng sẽ giúp ích, bổ sung kiến thức dành cho bạn. Hãy ghé thăm Blog Thao Phạm của mình thường xuyên nhé! Thân!
1 Comments
Lịch Sử Phát Triển Và Ưu, Nhược Điểm Của Một Số Phiên Bản Windows - Blog Thao Phạm >>>>> Download Now
ReplyDelete>>>>> Download Full
Lịch Sử Phát Triển Và Ưu, Nhược Điểm Của Một Số Phiên Bản Windows - Blog Thao Phạm >>>>> Download LINK
>>>>> Download Now
Lịch Sử Phát Triển Và Ưu, Nhược Điểm Của Một Số Phiên Bản Windows - Blog Thao Phạm >>>>> Download Full
>>>>> Download LINK